Nội dung bài viết xe kinh doanh vận tải là gì?
Tại nước ta hiện nay số lượng xe ô tô ngày càng nhiều và các doanh nghiệp kinh doanh vận tải cũng ra đời để đáp ứng cho nhu cầu chuyên chở hàng hóa ngày một tăng. Vậy các doanh nghiệp hoặc các hộ kinh doanh cá nhân có hiểu được thế nào là xe kinh doanh vận tải? Quy trình xin cấp phép và một số lưu ý khi kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là gì? Trong nội dung bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này.
1. Xe kinh doanh vận tải là gì?
Nếu hiểu theo một cách nôm na thì xe kinh doanh vận tải là xe được dùng cho mục đích chuyên chở người hoặc là hàng hóa những hoạt động liên quan đến vận tải.
Tuy nhiên để giúp cho việc định nghĩa thế nào là xe kinh doanh vận tải được hiểu một cách đúng nhất và thống nhất giữa tất cả thì tại khoản 1 điều 3 nghị định 10/2019/NĐ-CP của chính phủ đã quy định xe được coi là xe kinh doanh vận tải phải thuộc vào một trong những trường hợp sau đây:
Xe hoạt động trên đường bộ dưới hình thức chính là chuyên chở hàng hóa với mục đích sinh lời hay thu lợi nhuận. Bao gồm 2 hình thức: kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp (không qua trung gian) và kinh doanh vận tải thu tiền gián tiếp (qua trung gian).
Đối với hình thức kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp thì hoạt động kinh doanh này sử dụng xe ô tô để cung cấp dịch vụ và sau đó thu tiền cước phí từ khách hàng
Đối với hình thức kinh doanh vận tải thu tiền gián tiếp thì hoạt động kinh doanh này cũng sử dụng xe ô tô trong đó đơn vị vận tải sẽ tiến hành cung cấp một dịch vụ và cũng đồng thời tiến hành thược hiện thêm một công đoạn khác trong quá trình từ khi sản xuất cho đến khi tiêu thụ. Tiền cước phí sẽ được thu thông qua sản phẩm hoặc là dịch vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp vận tải đó.
Như vậy những loại xe nào thuộc vào những trường hợp trên đây đều là xe kinh doanh vận tải và những xe không thuộc những trường hợp trên thì không phải là những xe kinh doanh vận tải.
2. Những loại hình kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Hiện nay thì việc kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có thể được chia ra làm hai loại hình chính như sau:
2.1 Kinh doanh vận tải hành khách
Loại xe nào được xem là xe kinh doanh vận tải hành khách ?
Xe kinh doanh vận tải hành khách là loại xe thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Xe vận chuyển hành khách theo dạng xe ô tô chạy đường dài hoặc theo 1 tuyến cố định. Những xe này phải bắt buộc có đăng ký bến đi và bến đến cùng với một lịch trình đi (bao gồm việc niêm yết những đoạn đường nào đi cố định, ghé ở đâu), giờ giấc xuất bến và đến bến cố định.
- Xe vận chuyển hành khách dưới dạng xe bus thường sẽ đi theo một tuyến và một phạm vi cố định. Các điểm dừng đón và trả khách đều là các điểm cố định và được quy định từ trước (nếu thay đổi buộc phải có thông báo để khách hàng biết). Các xe này thường chạy theo một lộ trình cố định đã được đề ra.
- Xe vận chuyển hành khách dưới dạng là xe taxi, lịch trình di chuyển của xe sẽ thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng (điểm đón xe và điểm đến của khách hàng). Xe tính tiền từ khi khách mở cửa bước lên xe và đến khi khách xuống xe.
- Xe vận chuyển hành khách theo dạng hợp đồng, loại xe này thường sẽ không di theo một tuyến cố định mà thay vào đó nó sẽ thực hiện theo hợp đồng giao kèo giữa bên thuê và bên cho thuê xe
- Xe vận chuyển hành khách dưới dạng xe du lịch, kiểu xe này thường đi theo từng tuyến và chương trình du lịch của bên công ty du lịch đề ra.
2.2 Kinh doanh vận tải hàng hóa
Loại thứ hai chính là xe kinh doanh vận tải hàng hóa. Vậy xe kinh doanh vận tải hàng hóa là gì?
Xe kinh doanh vận tải hàng hóa là xe chuyên chở những loại hàng hóa thuộc các trường hợp sau:
- Vận chuyển các loại hàng hóa bằng xe taxi tải
- Vận chuyển một số loại hàng hóa thông thường
- Vận chuyển các loại hàng hóa siêu trường, siêu trọng như máy móc thiết bị,…
- Vận chuyển một số loại hàng hóa nguy hiểm
3. Điều kiện để tiến hành kinh doanh vận tải bằng ô tô
Muốn tiến hành kinh doanh vận tải bằng ô tô thì doanh nghiệp cần đáp ứng một số điều kiện sau đây:
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc trung ương thì bắt buộc phải có từ 10 xe trở lên.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải có trụ sở đặt tại các thành phố khác thì bắt buộc phải có từ 5 xe trở lên
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải có trụ sở đặt tại các huyện thì bắt buộc phải có từ 3 xe trở lên
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải nếu muốn tiến hành kinh doanh thì cần phải nêu rõ cơ cấu tổ chức của mình, cung cấp thông tin về người điều hành, trình độ chuyên môn của những người quản lý. Các phương án tổ chức quản lý theo dõi và lắp đặt một thiết bị theo yêu cầu và quy định.
Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải cần phải nêu rõ hình thức kinh doanh vận tải của doanh nghiệp mình, phạm vị hoạt động và chế độ bảo trì bảo dưỡng sữa chữa khi xe có sự cố.
Trước ngày 1/7/2021 những xe ô tô đăng ký kinh doanh vận tải có đầu kéo, xe container bắt buộc phải tiến hành lắp đặt camera để thuận tiện cho việc lưu trữ những hình ảnh cần thiết trong quá trình tham giao thông
4. Quy định về việc sang biển vàng đối với xe kinh doanh vận tải
Theo như quy định mới nhất của Bộ công an trong thông tư 58/2020/TT-BCA có quy định về việc các loại xe thuộc hình thức xe kinh doanh vận tải phải tiến hành đổi biển số xe sang biển vàng nếu muốn hoạt động. Quy trình đổi sang biển vàng sẽ bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Tiến hành chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ, giấy tờ như sau:
- Giấy đăng ký xe
- Giấy chứng nhận đăng ký sử dụng xe
- Biển số xe
- Giấy tờ của chủ xe (có thể là chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân)
Bước 2: Tiến hành viết hồ sơ và sau đó nộp hồ sơ tại phòng Cảnh sát giao thông tỉnh
Bước 3: Sau khi đã nộp hồ sơ thì đợi nhận kết quả hồ sơ được phê duyệt
Việc sang biển vàng là hết sức cần thiết để phân biệt giữa xe kinh doanh vận tải và loại xe khác. Nếu như xe bạn là xe kinh doanh vận tải nhưng vẫn còn sử dụng biển số trắng thì mức phát sẽ là 12 triệu đồng. Một số tiến khá lớn, việc đổi sang biển vàng để giúp cho việc quản lý của các cơ quan có thẩm quyền dễ dàng hơn. Ngoài ra nếu như xe bạn không còn sử dụng cho mục đích kinh doanh vận tải thì có thể đổi về biển số trắng khi cần.
5. Quy trình về việc xin cấp phù hiệu xe đối với xe kinh doanh vận tải
Để có thể nhận được phù hiệu xe đối với xe kinh doanh vận tải thì cần thực hiện những bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết bao gồm:
- Giấy tiến hành đề nghị được cấp phù hiệu xe
- Giấy phép kinh doanh vận tải
- Một số loại giấy tờ xe bao gồm: đăng kiểm, đăng ký xe
- Giấy xác nhận về tình trạng xe
- Cung cấp thông tin về công ty chủ quản, mật khẩu để tiến hành truy cập vào các thiết bị hành trình được gắn trên xe
- Giấy khám sức khỏe của tài xế xe
- Báo cáo tình hình kinh doanh hằng tháng của doanh nghiệp
- Một số loại giấy tờ khác theo như quy định (nếu có)
Bước 2: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ sẽ tiến hành nộp tại sở giao thông và vận tải tỉnh
Bước 3: Sau khi nộp nếu hồ sơ đầy đủ sẽ được xét duyệt. Nếu hồ sơ đạt đúng yêu cầu thì trong vòng 2 ngày nếu như phù hiệu trùng địa phương với giấy tờ đăng ký xe và 8 ngày nếu như phù hiệu khác địa phương với giấy tờ đăng ký xe
Như vậy chỉ cần bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và sau đó nộp đến đúng nơi tiếp nhận hồ sơ thì bạn sẽ có được phù hiệu sẽ theo đúng như số ngày quy định
6. Một số điều cần phải lưu ý khi kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Khi tiến hành kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng các loại xe taxi tải thì chỉ được sử dụng ô tô có trọng tải nhỏ hơn 1500 kg để chuyên chở hàng hóa
Khi sử dụng xe taxi tải để vận chuyển hàng hóa thì cần phải dán biển hiệu phía bên ngoài chữ “Taxi tải” và cùng với đó chính là số điện thoại và tên của đơn vị kinh doanh vận tải
Trong quá trình vận chuyển các loại hàng hóa siêu trường siêu trọng thì phải lưu ý mang theo đầy đủ hồ sơ giấy tờ của loại hàng hóa đấy để khi cần có thể trình cho cơ quan quản lý.
Nếu như sử dụng xe ô tô để kinh doanh vận tải chuyên chở các loại hàng hóa nguy hiểm có chứa các chất gây hại tới sức khỏe và tính mạng của còn người thì cần phải có giấy xác nhận của cơ quan quản lý cho phép vận chuyển loại hàng hóa này.
Như vậy thông qua bài viết này đã giúp cho bạn đọc hiểu được thế nào là xe kinh doanh vận tải. Một số quy định của nhà nước đối với các loại xe kinh doanh vận tải. Việc xác định xe của mình có phải là xe kinh doanh vận tải không là việc rất quan trọng vì nó còn liên quan đến một số quy định và chế tài của pháp luật nếu như xe bạn thuộc vào loại xe kinh doanh vận tải nhưng bạn lại làm theo không đúng như quy định của loại xe này.
Câu hỏi thường gặp
Xe kinh doanh vận tải là gi ?
Xe kinh doanh vận tải là xe được dùng cho mục đích chuyên chở người hoặc là hàng hóa những hoạt động liên quan đến vận tải.
Có những loại hình kinh doanh vận tải nào ?
Hiện nay thì việc kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có thể được chia ra làm hai loại hình chính là kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng hóa.