Nội dung bài viết Trọng tải là gì? Tải trọng là gì
AutoF - Trọng tải là gì? Tải trọng là gì ? Đây chính là câu hỏi của rất nhiều người không chỉ là những người mới bước vào nghành xe tải mà nó còn là câu hỏi của nhiều người làm lâu trong nghành, Hiện nay, với nhu cầu sử dụng xe tải ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu chuyên chở hàng hóa, một trong những vấn đề được chú ý nhất hiện nay của xe tải chính là tải trọng xe vì nó quyết định đến khả năng chuyên chở nhiều hay ít của xe. Vậy tải trọng và trọng tải giống hay là khác nhau nội dung bài viết hôm nay sẽ đề cập đến vấn đề này để bạn đọc có thể biết được và phân biệt được hai từ trên để trang bị cho mình thêm kiến thức cần thiết
1. Tải trọng là gì?
Tải trọng là khối lượng hàng hóa mà phương tiện vận chuyển đang chứa đựng được. Ở đây thì mọi người phải chú ý là khối lượng hàng hóa mà phương tiện đó đang chứa, việc này là vô cùng quan trọng vì nó sẽ giúp phân biệt trọng tải và tải trọng.
Tải trọng xe tải là gì và cách tính như thế nào?
Một định nghĩa khác, tải trọng là lực hay ngẫu lực từ bên ngoài có thể tác động vào một vật để kiểm tra xem sức bền cơ học của vật đó là như thế nào.
Theo điều 37 nghị định 15 của chính phủ về việc xử phạt vi phạm giao thông đường bộ thì có quy định như sau : tải trọng chính là sức tải mà nhà nước đã quy định cho một chiếc xe, đó cũng chính là thông số để xác định xem xe có chở quá tải hay không và từ đó có các mức phạt hoặc xử lý cho phù hợp.
Ví dụ về tải trọng : Một chiếc xe ben có thiết kế trọng tải là 8 tấn với mức vật liệu được phép chuyên chở là khoảng 5 tấn. Như vậy tải trọng của chiếc xe ben này 5 tấn.
Với mỗi loại xe khác nhau thì cơ quan nhà nước sẽ tiến hành quy định sức chở khác nhau, nếu như xe bạn chở hơn quy định thì có nghĩa là xe bạn đã chở quá tải và quy phạm quy định giao thông. Khi ấy bạn sẽ bị xử phạt theo những quy định đã được ghi trong luật và nó còn tùy thuộc vào phần trăm tải trọng mà bạn đã chở vượt. Do đó để tránh tình trạng này tốt nhất chủ xe nên kiểm tra kỹ càng khối lượng từng loại hàng hóa mình chuyên chở và tiến hành cân xe tại các trạm cân trước khi bắt đầu chuyến hành trình.
1.1 Tải trọng của xe được tính như thế nào ?
Tải trọng = tổng tải trọng – tự trọng xe – số người ngồi trên xe
Ví dụ về cách tính tải trọng xe theo như công thức trên. Một chiếc xe tải chở hàng có trọng tải khoảng 10 tấn. Như vậy tải trọng của xe được tính là, tiến hành cần cả xe và người ngồi bên trong cabin sau đó trừ đi 10 tấn (đây chính là cân năng của xe) rồi sau đó trừ đi khối lượng của những người ngồi trên cabin là ta sẽ có được tải trọng của xe.
1.2 Ý nghĩa của tải trọng là gì ?
Tải trọng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó giúp cho người mua xem xét và biết được mình nên lựa chọn loại xe nào cho phù hợp với nhu cầu chuyên chở tránh viejc mua quá dữ hoặc quá thiếu.
Ngoài ra, tải trọng xe còn giúp cho bạn biết được tình trạng xe khi đang tham gia giao thông có gây nguy hiểm hay không.
2. Trọng tải là gì ?
Trọng tải đó chính là khả nặng chịu nặng tối đa trong mức cho phép về mặt kỹ thuật của xe do nhà sản xuất công bố ở trong bộ tài liệu thông số kỹ thuật xe. Tải trọng được tính rõ ràng là tổng trọng lượng hàng hóa mà xe đang chuyên chở sau đó cộng với tổng trọng lượng của xe.
Những quy định về trọng tải của xe
Trong quá trình kiểm định thì trọng tải cho phép được ghi vào trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn về kỹ thuật và bảo vệ môi trường của các phương tiện cơ giới khi tham gia giao thông.
Theo điều 37 nghị định 15 của chính phủ về việc xử phạt vi phạm giao thông đường bộ thì có quy định như sau : trọng tải được hiểu một cách khác chính là tổng trọng lượng của xe, nó sẽ bao gồm trọng lượng bản thân xe công với hàng hóa xếp trên xe.
3 Quy định về các tính tải trọng xe hiện nay
Hiện nay việc tính tải trọng xe được phân chia ra làm hai loại thân rời (các loại gắn sơ mi rơ moóc) và loại thứ hai là thân liền (các loại xe tải thùng)
3.1 Quy định về cách tính tải trọng xe thân rời
Xe thân rời có cách tính tải trọng được quy định như sau :
- Nếu tổng số trục thân rời là 3 trục thì tổng trọng lượng của xe sẽ <= 26 tấn
- Nếu tổng số trục thân rời là 4 trục thì tổng trọng lượng của xe sẽ <= 34 tấn
- Nếu tổng số trục thân rời từ 5 tấn trở lên thì tổng trọng lượng của xe sẽ là <= 40 tấn
3.2 Quy định về cách tính tải trọng xe thân liền
Xe thân liền là các loại xe tải thùng, chính vì vậy mà tải trọng của chúng được quy định như sau :
- Nếu tổng số trục thân liền là 2 thì tổng trọng lượng của xe là <= 16 tấn
- Nếu tổng số trục thân liền là 3 thì tổng trọng lượng của xe là <= 24 tấn
- Nếu tổng số trục thân liền là 4 thì tổng trọng lượng của xe là <= 30 tấn
- Nếu tổng số trục thân liền là 5 thì tổng trọng lượng của xe là <= 34 tấn
4. Quy định về mức phạt đối với xe chở quá mức quy định
Nếu xe chở quá mức quy định về tải trọng thì mức phạt được nhà nước quy định như sau :
- Nếu như xe chở quá mức quy định từ 10% cho đến 20% thì mức phạt áp dụng là từ 2 đến 3 triệu và đi kèm với đó là tước giấy phép lái xe 1 tháng.
- Nếu như xe chở quá mức quy định từ 20% cho đến 50% thì mức phạt áp dụng là từ 3 đến 5 triệu và đi kèm với đó là tước giấy phép lái xe 2 tháng.
- Nếu như xe chở quá mức quy định trên 50% thì mức phạt áp dụng là từ 5 đến 7 triệu và đi kèm với đó là tước giấy phép lái xe 2 tháng.
Xe chở quá tải trọng bị xử phạt
Ngoài ra trong một số trường hợp nếu như xe của bạn chở hàng vượt quá quy định thì các cơ quan quản lý có quyền yêu cầu bạn buộc phải gỡ bỏ hàng hóa phần quá tải xuống và phải bồi thương thiệt hai đối với đường xá khu vực mà xe bạn đã di chuyển qua.
Trên đây chính là những định nghĩa về tải trọng và trọng tải đã được quy định, quý bạn đọc nên đọc kỹ và nắm được các khái niệm này để giúp mình hiểu rõ và tránh được các sai phạm liên quan đến việc chuyên chở hàng hóa vượt quy định cho phép. Ngoài ra việc chở quá mức quy định cũng đã được nếu rõ trong phần xử phạt.
Việc chuyên chở hàng hóa đó là nhu cầu và cũng là công việc của nhiều người, tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho mọi người khi tham gia lưu thông chúng ta hãy cùng tuân thủ đúng quy định về khối lượng hàng hóa được phép chuyên chở. Đó không những là góp phần bảo đảm bảo an toàn giao thông mà nó còn giữ cho thời gian sử dụng của xe được kéo dài và độ bền được nâng cao hơn