Nội dung bài viết mức phạt xe quá tải
Hiện nay vấn đề xe chở quá tài đang là một vấn đề vô cùng nhức nhối bởi vì nó dẫn đến rất nhiều hệ lụy như xuống cấp và làm hư hỏng một cách nhanh chóng các bộ phận kết cấu cầu đường, làm giảm tuổi thọ của các công trình giao thông đường bộ, đặc biệt là vấn đề liên quan đến an toàn giao thông gây bức xúc cho dư luận. Để giải quyết vấn đề xe quá tải này thì thủ tướng chính phủ đã đề ra những mức phạt rất nặng để rang đe chủ xe cũng như các tài xế chở quá tải. Trong nội dung bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về mức xử phạt đối với xe quá tải đang được quy định tại nước ta.
1. Xe quá tải là gì?
Đầu tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sơ nét về định nghĩa xe quá tải
Có thể hiểu một cách ngắn gọn xe quá tải là những xe chuyên chở hàng hóa quá mức trọng tải được quy định bởi nhà sản xuất. Trọng tải của một chiếc xe được hiểu là khả năng chịu tải tối đa được cho phép về mặt kỹ thuật. Thông thường thì trong các tài liệu được công bố của xe sẽ có phần trọng tải cho phép.
2. Hậu quả của việc xe chở quá tải
Như vậy nếu như xe chở quá trọng tải cho phép thì có thể dẫn đến những hậu quả gì :
Làm hư hỏng các công trình đường bộ. Ví dụ như đoạn đường quy định cho phép xe có tải trọng 10 tấn di chuyển tuy nhiên xe bạn chở quá tải hơn 10 tấn thì khi di chuyển vào đoạn đường này sẽ làm hư hỏng đường. Việc hư hỏng được thể hiện qua việc sụt lún và xuất hiện các ổ gà.
Làm giảm tuổi thọ của các công trình đường giao thông. Khi thiết kế những đoạn đường giao thông thì nhà thiết kế đều đã tính tuổi thọ sử dụng cho đoạn đường này với điều kiện là đoạn đường chịu đúng tải trọng xe di chuyển. Tuy nhiên nếu như xe của bạn chuyên chở vượt trọng tải và di chuyển trên đoạn đường thì sẽ làm đoạn đường giảm dần tuổi thọ và xuống cấp nhanh hơn dự kiến. Khi ấy đoạn đường cần phải tiến hành tu sữa mới đảm bảo an toàn giao thông.
Gây mất an toàn khi tham gia giao thông. Đây được xem là hậu quả nghiêm trọng nhất bởi vì nhà sản xuất họ đã quy định trọng tải cho phép xe chuyên chở. Thế nhưng bạn lại tự ý nâng cao trọng tải của xe việc này sẽ ảnh hưởng đến hệ thống khung chassis, hệ thống treo, hệ thống phanh và các hệ thống an toàn của xe. Vì thế nếu như xe gặp sự cố trong quá trình chuyên chở hàng nó còn gây ảnh hưởng đến các phương tiện đang tham gia giao thông khác.
3. Mức phạt đối với xe quá tải
Hiện tại thì mức phạt đối với xe quá tải được quy định tại nghị định 100/2019/NĐ-CP. Nghị định này quy định rõ các mức xử phạt đối với người điều khiển ô tô tải, máy kéo bao gồm rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo theo và các loại xe tương tự như xe ô tô dùng để vận chuyển hàng hóa vi phạm về việc chở quá tải trọng cho phép tham gia giao thông được ghi rõ trong giấy chứng nhận kiểm định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.
Mức phạt đối với xe quá tải được chia ra làm hai mục dành cho tài xế điều khiển xe và chủ xe
3.1 Mức phạt xe quá tải dành cho tài xế
- Tiến hành phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tài xế có hành vi điều khiển xe chuyên chở hàng hóa vượt trọng tải cho phép trên 10% đến 30% (ngoại trừ các xe xi téc chở chất lỏng) và trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng
- Tiến hành phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tài xế có hành vi điều khiển xe chuyên chở hàng vượt trọng tải cho phép của xe trên 30% đến 50%; Bên cạnh đó người điều khiển xe còn bị áp dụng thêm một hình phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn từ 1 tháng đến 3 tháng.
- Tiến hành phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với tài xế có hành vi điều khiển xe chuyên chở hàng vượt trọng tải cho phép của xe trên 50% đến 100%; Bên cạnh đó người điều khiển xe còn bị áp dụng thêm một hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn từ 1 tháng đến 3 tháng.
- Tiến hành phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tài xế có hành vi điều khiển xe chuyên chở hàng vượt trọng tải cho phép của xe trên 100% đến 150%; Bên cạnh đó người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn từ 2 tháng đến 4 tháng.
- Tiến hành phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tài xế có hành vi điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải cho phép của xe trên 150%. Bên cạnh đó người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn từ 3 tháng đến 5 tháng
Trên đây chính là các mức xử phạt dành cho tài xế khi điều khiển xe chở quá tải tham gia giao thông.
3.1 Mức phạt xe quá tải dành cho chủ xe
Nghị định 100/2019 NĐ-CP quy định mức phạt dành cho chủ xe chở quá tải như sau:
Tiến hành phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức đối có hành vi giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện tiến hành điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải cho phép của xe trên 10% đến 30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng), trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng.
Tiến hành phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức đối có hành vi giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện tiến hành điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải cho phép của xe trên 30% đến 50%
Ngoài ra trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển xe cơ giới) và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) trong thời hạn từ 1 tháng đến 3 tháng
Tiến hành phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 28.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với tổ chức đối có hành vi giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện tiến hành điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải cho phép của xe trên 50% đến 100%.
Ngoài ra trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển xe cơ giới)và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) trong thời hạn từ 1 tháng đến 3 tháng.
Tiến hành phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 32.000.000 đồng đến 36.000.000 đồng đối với tổ chức đối có hành vi giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện tiến hành điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải cho phép của xe trên 100% đến 150%
Ngoài ra trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển xe cơ giới), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) trong thời hạn từ 2 tháng đến 4 tháng.
Tiến hành phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 36.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức đối có hành vi giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện tiến hành điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải cho phép của xe trên 150%
Ngoài ra trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển xe cơ giới), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) trong thời hạn từ 3 tháng đến 5 tháng
Bên cạnh đó nếu các phương tiện đó có thùng xe, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở không đúng theo như quy định hiện hành thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định của phương tiện trong thời hạn từ 1 tháng đến 3 tháng
Ngoài ra còn bị buộc phải thực hiện điều chỉnh thùng xe theo đúng quy định hiện hành, sau đó tiến hành đăng kiểm lại và điều chỉnh lại khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông.
Như vậy có thể thấy rằng đối với phương tiện chở hàng hóa vượt quá trọng tải của xe thì bên cạnh việc tài xế bị phạt thì chủ xe cũng có thể bị phạt mức tiền lên đến mức kịch khung là 40.000.000 đồng và cùng với đó còn bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định cảu phương tiện từ trong thời hạn từ 1 tháng đến 3 tháng. Việc tăng mức xử phạt như vầy là vô cùng cần thiết vì nó góp phần răng đe các tài xế cũng như tăng cường trách nhiệm kiểm tra quản lý của các chủ phương tiện, chủ doanh nghiệp kinh doanh vận tải trong quá trình hoạt động của đơn vị mình
Trên đây chính là mức phạt dành cho xe quá tải, có thể thấy rằng mức phạt ngày càng được đẩy lên cao để người dân tự nâng cao ý thức chấp hành và qua đó đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.