Nội dung bài viết Ký hiệu xe số tự động và xe số sàn là gì?
AutoF – Mỗi hãng xe và mỗi model xe thông thường sẽ có những quy định về các ký hiện trên cần số khác nhau. Tuy nhiên vẫn tuân thủ theo một số quy định cơ bản. Nếu bạn là một người mới tập lái xe thì nội dung bài viết sau đây sẽ giúp cho bạn biết được ý nghĩa của các ký hiệu xe số tự động và ký hiệu xe số sàn để giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình điều khiển xe cũng như khi cần có thể chạy được cả hai loại xe số sàn và số tự động.
Ký hiệu trên xe số tự động và xe số sàn
1. Xe số sàn và xe số tự động là gì?
Đầu tiên chúng ta cần phải tìm hiểu thế nào là xe ô tô số sàn và xe ô tô số tự động?
Xe ô tô số sàn là loại xe mà người lái phải trực tiếp điều khiển cần số của xe bằng tay, loại xe này còn có tên gọi khác là xe số tay. Đối với xe số sàn thì nó sẽ được đặc trưng bởi bộ ly hợp hay còn được gọi là côn đó là một cơ cấu đóng ngắt việc truyền lực để cho phép người lái xe có thể thay đổi cấp số trong khi mà động cơ xe vẫn đang hoạt động và phần trục chủ động vẫn đang quay.
Xe ô tô số tự động là loại xe có cơ chế tự động tăng giảm số để cho phù hợp với tốc độ cũng như tải trọng hàng hóa mà xe đang chuyên chở.
2. Ký hiệu xe số sàn
2.1 Ý nghĩa các ký hiệu trên cần số xe số sàn
Hầu như xe số sàn đã quá quen thuộc với nhiều bác tài vì nó ra đời trước xe số tự động một khoảng thời gian khá dài. Bên cạnh đó thì hiện nay tại các cơ sở đào tạo lái xe thì hầu hết đều sử dụng xe số sàn để dạy cho người học.
Các ký hiệu thường được sử dụng trên xe số sàn
Về cơ bản thì ký hiệu xe số sàn bao gồm:
- Số O là số trung gian hay còn được gọi một tên khác là số “mo”. Cánh tài xế hay có câu nói đùa về “mo” tức là về số O số trung gian.
- Các số tiền trên ký hiện xe số sàn bao gồm: 1, 2, 3, 4, 5,…hiện nay số tiến đã có tới cấp 6 tùy thuộc vào hãng xe cũng như đời xe mà có những quy định khác nhau.
- Số lùi: được ký hiệu là chữ R (Reverse)
Hiện nay hầu hết các hãng xe khi sản xuất xe số sàn đều có in cơ cấu sang số lên cần số để giúp cho người lái dễ dàng hơn trong việc điều khiển.
2.2 Cách bố trí các cấp số trên cần số xe số sàn
Nếu để ý kỹ thì ký hiệu xe số sàn thường được bố trí chung một đặc điểm với nhau và cách bố trí này khá đơn giản và dễ nhớ như sau: hàng phái trên là số tiến với các cấp số lẻ (1, 3, 5), hàng phái dưới là số tiến với các cấp số chẵn (2, 4, 6). Tiếp theo số 0 thì coi như mặc định cần số nằm giữa thì chính là số mo. Tiếp theo là số lùi R thì thông thường nó có thể nằm ở phía trên hoặc ở phía dưới hoặc có khi nó nằm cùng hàng với số “mo”. Chính vì thế nếu bạn bước lên một chiếc xe mới thì hãy dành khoảng vài phút quan sát cần số của xe để nhớ từ đó giúp cho bạn dễ dàng hơn trong việc điều khiển.
2.3 Cơ cấu sang số của xe số sàn
Sau khi đã nắm được hết ý nghĩa các ký hiệu xe số sàn thì bạn có thể nắm được cơ cấu cách vô các cấp số như sau:
- Đối với số 1: thì bạn sẽ lắc cần số về hết bên phía trái rồi sau đó đẩy lên để vào số
- Đối với số 2: thì bạn sẽ lắc cần số về hết bên trái nhưng sau đó đẩy xuống để vào số 2
- Đối với số 3: lắc cần số về chính giữa và sau đó đẩy cần lên phía trước để vô số
- Đối với số 4: lắc cần số về chính giữa và sau đó đẩy cần số lùi về phía sau
- Đối với số 5: lắc cần số về hết phái bên trái và sau đó đẩy lên để vào số
- Đối với số R: lắc cần số về hết bên phải sau đó đẩy xuống để vào số lùi.
- Đối với sô mo: bạn lắc cần số về chính giữa là hộp số sẽ về số 0
Hiện này trên thị trường các dòng xe số tự động có một số mẫu có đến 6 cấp số tiến, vậy cơ cấu sang số của nó là như thế nào?
- Đối với số 1: thực hiện lắc cần số qua hết phía bên trái sau đó đẩy lên
- Đối với số 2: lắc cần số về phía bên trái sau đó đẩy xuống
- Đối với số 3: lắc cần số qua gần hết phía bên trái và đẩy lên
- Đối với số 4: tiến hành lắc cần số gần hết về phía bên trái và tiến hành đẩy xuống
- Đối với số 5: lắc cần số gần hết về phía bên phải sau đó tiến hành đẩy lên
- Đối với số 6: lắc cần số gần hết về phía bên phải rồi sau đó tiến hành đẩy xuống để vô số
- Đối với số R (số lùi): tiến hành lắc cần số về phía bên phải hết cỡ và kéo xuống
- Đối với số 0 (số mo): tiến hành kéo cần về chính giữa
3. Ký hiệu xe số tự động
3.1 Ý nghĩa của các ký hiệu xe số tự động
Đối với xe số tự động thì các ký hiệu xe số tự động sẽ rườm ra và khó hiểu hơn vì nó được ký hiệu theo tiếng Anh, tuy nhiên việc sang số của xe số tự động thì dễ dàng và đơn giản hơn rất nhiều so với xe số sàn.
Các ký hiệu được nhà sản xuất quy định trên xe số tự động
Về cơ bản thì các ký hiệu xe số tự động sẽ bao gồm:
- Số tiến: D (Drive)
- Số lùi: R (Reverse)
- Số 0: N (Neutral)
- Đỗ xe: P (Park)
Ngoài ra tùy thuộc vào dòng xe cũng như hãng sản xuất mà sẽ có thểm một vài ký hiệu xe số tự động khác ví dụ như:
- M (manual): ký hiệu này cho phép điều chỉnh cấp số như xe số sàn, cho phép xe có thể dịch chuyển sang các cấp số tới bao gồm 1, 2, 3, 4
- OD (overdrive): đây là số được sử dụng để vượt tốc hoặc đổ đèo
- L (low): đây là ký hiệu của số thấp, thường được sử dụng trong trường hợp xe tải nặng hoặc khi lên dốc
- B (Brake): kiểu số hãm với mục đích giống như số L, được sử dụng để cho xe di chuyển xuống dốc mà không cần phanh.
- S (sport): đây là ký hiệu số tiến giống kiểu xe thể thao, kiểu số này giúp cho xe di chuyển mạnh mẽ và bốc hơn rất nhiều, nó giúp người lái thêm phần chủ động trong lúc điều khiển, tạo cảm giác như đang lái một chiếc xe số sàn.
- D1 (Drive 1), D2 (Drive 2): thường được sử dụng khi xe cần di chuyển tốc độ chậm trên những đoạn đường xấu hoặc những khu vực khó di chuyển hoặc khi đổ đèo nhằm đảm bảo an toàn
3.2 Cách sang số xe số tự động
Đối với xe số tự động thì việc sang số sẽ đơn giản và không quá phức tạp giống như xe số sàn. Khi sang số chỉ cần thực hiện thao tác sau: dùng tay bóp lẫy được bố trí cố định trên cần số sao cho nó thụt vào là có thể tiến hành di chuyển cần số đến cấp số mà mình mong muốn trong quá trình vận hành xe.
Trên đây chính các ý nghĩa của các ký hiệu xe số tự động và ký hiệu xe số sàn, cho dù bạn đang sử dụng loại xe nào thì cũng nên dành một ít thời gian để tìm hiểu sơ nét về các ký hiệu này để khi cần có thể sử dụng và điều khiển xe.