Chassis là gì? Chassis xe tải gồm những loại nào?

AutoFĐối với một chiếc xe tải thì phần chassis (sắt xi) đóng một vai trò vô cùng quan trọng vì nó quyết định đến độ bèn của xe cũng như khả năng liên kết tất cả các bộ phận của xe lại với nhau để tạo nên một thế thống nhất. Chính vì vậy mà đối với mỗi hãng xe thì việc chế tạo và sản xuất chassis luôn rất được coi trọng trong quá trình làm ra một chiếc xe. Có thể đối với một số người thì nó đơn giả chỉ là một khung sườn không hơn không kém thế nhưng lại có một vai trò hết sức quan trọng mà nếu thiếu đi nó thì chiếc xe sẽ không thể bền chắc được để giúp chủ xe có thể khai thác hết hiệu quả của xe. Như vậy chassis (sắt xi) là gì?, nó được chia ra làm bao nhiểu kiểu thì nội dung bài viết hôm nay sẽ đề cập đến vấn đề này để bạn đọc có thể hiểu và có được một cách nhìn khái quát hơn về bộ phận quan trọng này của một chiếc xe ô tô.

Khung chassis là gì? Được chia ra làm mấy loại
Khung chassis xe tải, bộ phận đóng vai trò rất quan trọng

1. Chassis (sắt xi) là gì và cấu tạo của nó bao gồm những bộ phận chính nào?

1.1 Chassis là gì?

Nếu như động cơ là trái tim của một chiếc xe thì phần chassis có thể xem như là linh hồn, nó quyết định đến độ bền và hiệu quả của xe. Một tên gọi khác của chassissắt xi tên gọi này khá là thuần Việt Nam, chassis là một bộ phận quan trọng và đóng vai trò nền tản của xe, nó được xem như là phần xương với nhiệm vụ chính là nâng đỡ, cố định và liên kết các bộ phận khác của xe như (bánh xe, động cơ thùng xe, cabin) lại với nhau để tạo ra một thể thống nhất.

1.2 Cấu tạo của chassis bao gôm các bộ phận nào?

Sau khi đã tìm hiểu định nghĩa về chassis thì chúng ta sẽ xem nó được cấu tạo như thế nào và bao gồm bao nhiệu bộ phận

Một bộ khung chassis hoàn chỉnh sẽ có tổng cộng 4 bộ phận chính như sau:

  • Suspension (hệ thống giảm sốc): giúp xe không bị giằng sốc khi di chuyển trên những đoạn đường xấu
  • Steering (hệ thống lái): nhiệm vụ chính là điều khiển bánh xe
  • Brakes (hệ thống phanh): dừng xe khẩn cấp khi gặp các sự cố bất ngờ trên đường
  • Tires & Disc Wheels (hệ thống bánh xe)

1.3 Vật liệu chính để làm chassis là gì?

Hiện nay hầu hết các khung sắt xi đều được làm từ vật liệu chính là thép chịu lực và sắt xi. Các vật liệu này hầu hết đều đã qua xử lý nhiệt để gia tăng thêm độ bền chắc. Trên một số dòng xe tải lớn thì phần thép để làm chassis còn được thiết kế thêm các lỗ nhỏ nhằm hạn chế quá trình dãn nở của kim loại.

Phủ phía ngoài của chassis thường là lớp sơn có khả năng chống ăn mòn rất khó bị bong tróc nhằm tăng độ bền và tuổi thọ của khung sắt xi lên cao mang lại hiệu quả sử dụng lâu dài.

2. Phân loại chassis và ưu nhược điểm của từng loại

Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại chassis hiện nay trên thị trường.

Chassis được chia ra làm hai loại là Chassis Body on frame (khung rời) và chassis Unibody (dạng liền khối) đây là hai mẫu chính của chassis được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

2.1 Chassis Body on frame (khung rời)

Chassis Body on frame lấy ý tưởng từ xe ngựa kéo, đây là dạng chassis khá cổ điển và ra đời từ thời gian cách đây rất lâu. Điểm đặc trưng của mẫu khung rời chính là phần khung và phần thân của xe hầu như tách rời nhau chính việc này đã làm cho phần khung xe có thiết kế giống như một chiếc thang còn đối với phần hệ thống lái và thân xe thường được cố định tại một vị trí nằm trên phần khung. Điểm nỏi bật của kiểu chassis này chính là khả năng thay đỏi phần thân xe dễ dàng nhanh chống mà không cần phải tác động đến phần khung. Từ đó mà chúng ta có thể tạo nên một chiếc xe mới dựa trên phần khung cũ mà không tốn quá nhiều thời gian.

Khung chassis kiểu Chassis Body on frame
Khung chassis kiểu Chassis Body on frame

 

2.1.1 Ưu điểm của mẫu chassis Body on frame (khung rời)

  • Việc thay đổi thiết kế, tạo mới, sữa chữa phần thân xe có thể diễn ra một cách dễ dàng và nhanh chống mà không cần phải tác động đến phần khung xe cố định.
  • Giữa các phần tiếp túc giữa thân xe và chassis được trang bị lớp cao su dày cùng với đó là sự hỗ trợ của các bu long, nó sẽ góp phận hạn chế được tiếng ồn tạo ra trong quá trình di chuyển. Chính vì thế mà các xe sử dụng mẫu chassis Body on frame (khung rời) khi chạy hầu như tiếng kêu phát ra nhỏ hoặc không có.
  • Khả năng chống xoắn của xe được cải thiện một cách tốt hơn nhờ vào việc chassis được thiết kế theo kiểu bật thang làm cho việc tác động xoắn sẽ bị cản trở lại tại từng phần.
  • Độ bền của chassis Body on frame (khung rời) khá cao và khả năng chống gỉ sét cũng được đánh giá rất tốt.

2.1.2 Nhược điểm của mẫu chassis Body on frame (khung rời)

  • Khối lượng nặng chính là nhược điểm lớn nhất của chassis Body on frame (khung rời), nó khiến cho các xe có chassis dạng khung rời di chuyển không nhanh và khả năng tiết kiệm nhiên liệu cũng bị ảnh hưởng do việc đốt nhiên liệu nhiều để kéo phần khung sắt xi quá nặng này.
  • Một nhược điểm khác của mẫu của chassis Body on frame (khung rời) là nó không thể tích hợp thêm phần cản sau cho xe, chính vì thế mà phần đuôi xe không được bảo vệ nếu như có xảy ra các va chạm.

2.2 Chassis Unibody (kết cấu liền khối)

Khác với kiểu Chassis Body on frame  thì mẫu Chassis Unibody có kết cấu liền thành một khối bao gồm chassis, sàn xe và thân xe. Chúng được liên kết lại thành một thể thống nhất và sau đó được gia cố tại những vị trí cố định ban đầu.

Với sự phát triển của công nghệ đồ họa vi tính CAD đã giúp cho Chassis Unibody ra đời và phát triển một cách dễ dàng, các mẫu xe sử dụng mẫu Chassis Unibody bắt đầu xuất hiện vào năm 1930 và sau đó xu hướng này đã ngày càng phát triển hơn nữa mà đối tượng sử dụng mẫu Chassis Unibody là các loại xe nhỏ như xe 4 chỗ, 7 chỗ,…

Khung chassis kiểu Chassis Unibody
Khung chassis kiểu Chassis Unibody

2.2.1 Ưu điểm của mẫu chassis Unibody (kết cấu liền khối)

Trọng lượng của mẫu chassis Unibody khá nhẹ nó giúp xe di chuyển với tốc độ khá nhanh và cùng với đó là khả năng tiết kiệm nhiên liệu là thế mạnh của các dòng xe sử dụng mẫu khung này.

Mẫu chassis Unibody có khả năng hấp thu xung lực tác động vào cực tốt với phần thân xe có thể bẻ cong tùy vào mục đích sử dụng của nhà sản xuất từ đó nâng cao độ bền và sự an toàn của xe.

Với thiết kế kết cấu liền khối của phần sàn xe và chassis nó giúp cho xe đạt được trọng tâm thấp và ổn định hơn rất nhiều đặc biệt là khi xe vào những khúc của. Bên cạnh đó thao tác di chuyển ra vào xe cũng trở nên dễ dàng và linh động hơn do chiều cao của kết cấu liền khối khá vừa tầm với người điều khiển.

2.2.2 Nhược điểm của mẫu chassis Unibody (kết cấu liền khối)

Như đã đề cập bên trên thì trọng lượng của chassis Unibody khá nhỏ chính vì thế mà khả năng chịu tải của nó sẽ không quá cao.

Việc sữa chữa khi xảy ra va chạm hư hỏng đối với chassis Unibody khá khó khan và phức tạp do nó là một khối liền chính vì thế nếu như phần chassis bị hư thì buộc việc sữa chữa phải được tiến hành trên cả thân xe và sàn xe vì chúng dính liền với nhau.

3. Vai trò của chassis đối với một chiếc xe tải là như thế nào?

Chassis giống như xương sống của một chiếc xe, nó có nhiệm vụ chịu tải và liên kết các bộ phận khác lại với nhau để tạo nên một thế thống nhất

Quyết định độ bền của xe, với một chassis chắc chắn và vững chai sẽ giúp xe có độ bền cao và thời gian sử dụng lâu dài.

Một bộ khung chassis chắn chắn sẽ tạo cảm giác an toàn cho người tài xế, bảo vệ họ khi xảy ra các sự cố bất ngờ trong quá trình điều khiển xe.

4. Các nguyên tắc cần tuân thủ để bảo vệ khung chassis xe và kéo dài tuổi thọ sử dụng

Cũng giống như các bộ phận khác của xe thì chassis bên cạnh việc bảo trì bảo dưỡng định kỳ thì trong quá trình sử dụng chủ xe cũng phải tuân theo một số nguyên tắc sau đây để đảm bảo tuổi thọ và độ bền cho chassis.

  • Không nên chở quá tải trọng của xe, trong quá trình sản xuất thì các hãng đều đã nghiên cứu rất kỹ và đưa ra tải trọng khuyến cáo dành cho xe đó chính là mức tải tối đa mà xe có thể chuyên chở được, nếu ngoài mức này thì nhiều bộ phận của xe sẽ bị tác động xấu và ảnh hưởng đến độ bền của chúng trong đó có chassis, bộ phận có nhiệm vụ chính là chịu tải.
  • Trong quá trình di chuyển trên đường các bác tài cần hết sức cẩn thận để tránh các va chạm có thể xảy ra, khi có va chạm thì khung chassis luôn là bộ phận bị tác động nhiều nhất. Nếu va chạm quá nhiều thì nó có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ và độ bền của xe.
  • Đa số các khung chassis hiện nay đều được phủ 2 lớp sơn bao gồm lớp sơn tĩnh điện phía trong đây là lớp sơn có nhiệm vụ chống gỉ sét và ăn mòn có thể xảy ra cho khung chassis, lớp thứ hai chính là lớp sơn lót. Vì vậy cần phải bảo quản kỹ đến tránh bong tróc lớp sơn tĩnh điện này.

Có thể thấy được tầm quan trọng của chassis đối với một chiếc xe, chính vì vậy trong quá trình cho một chiếc xe ô tô xuất xưởng thì phần khung chassis luôn được nghiên cứu và sản xuất rất kỹ càng để tránh các sai sót và sự cố có thể xảy ra vì nó có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của xe trong quá trình lưu thông trên đường.

Kiến thức xe

Xem thêm Kiến thức xe

Slot Gacor Hari Ini CIOBET88 slot gacor CIOBET88 abcbet88 slot gacor hari ini Info Rtp Live Slot Ciobet88 Live Score Bola Ciobet88 https://sunshinehairdesigns.com/