Nội dung bài viết Các phương thức thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu
AutoF – Hiện nay quá trình thương mại toàn cầu diễn ra một cách vô cùng lớn, việc thương mại giao dịch và quá trình mua bán toàn đang diễn ra một cách vô cùng thuận tiện. Để đảm bảo cho quá trình trao đổi mua bán này diễn ra một cách thuận lợi thì bắt buộc phải có các phương pháp thanh toán quốc tế một cách phù hợp, đảm bảo quyền lợi cho cả bên mua và bên bán. Vì thế trong quá trình đàm phán hợp đồng thì cả bên mua và bên bán đều có gắng thỏa thuận để lựa chọn các phương pháp thanh toán quốc tế phù hợp nhất. Vậy hiện nay các phương pháp thanh toán quốc tế nào đang được sử dụng phổ biến nhất, để tìm hiểu về vấn đề này chúng ta hãy cùng nhau đi sâu vào phần nội dung của bài viết sau đây.
Các phương thức thanh toán quốc tế
1. Vai trò của của các phương pháp thanh toán quốc tế là gì?
Nó góp phần quyết định các phương pháp thanh toán, giúp cho hai bên mua bán biết được thời gian tiến hành thanh toán một cách đúng hạn
Góp phần để hình thành nên những quy định chung về cách thức thanh toán trong quá trình kinh doanh. Bên cạnh đó nó còn góp phần để hạn chế các rủi ro về khoảng cách địa lý, ngôn ngữ, pháp luật tại nước sở tại và tập quán thương mại của mỗi quốc gia và dân tộc.
Đảm bảo và góp phần xây dựng tính chặt chẽ cho các giao dịch mua bán.
Khi cần có thể trở thành căn cứ truy xét trách nhiệm khi có xảy ra tranh chấp giữa người mua và người bán
2. Các phương pháp thanh toán quốc tế
Hiện tại trong thành toán xuất nhập khẩu quốc tế thì có 4 hình thức thanh toán phổ biến như sau:
Các phương thức thanh toán quốc tế góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế
2.1 Phương thức ghi sổ (Open Account)
Bản chất của phương thức thanh toán ghi sổ chính là nhà xuất khẩu có nhiệm vụ là tiến hành mở một tài khoản ghi nợ trong đó bao gồm tiền hàng và tiền dịch vụ mà bên xuất khẩu đã cung cấp cho bên nhập khẩu. Bên cạnh đó bên xuất khẩu còn có thể quyết định kỳ hạn tiến hành thanh toán và lệ phí phát sinh có thể tính bằng tiền mặt hoắc sét
Khi tham gia phương thức thanh toán này thì vai trò chính vẫn là của bên xuất khẩu và bên nhập khẩu, khi ấy ngân hàng chỉ đóng vai trò là bên tiến hành mở tài khoản và sau đó là thực hiện thanh toán theo đúng như chỉ định tại từng thời điểm mà bên xuất khẩu và bên nhập khẩu đã thỏa thuận cùng nhau. Một lưu ý cho phương thức này chính là việc mở sổ tại ngân hàng phải do bên xuất khẩu mở, còn đối với bên nhập khẩu thì không được tiến hành mở sổ song song với bên xuất khẩu. Nếu trong trường hợp bên nhập khẩu mở sổ thì nó chỉ có giá trị theo dõi chứ không thể tiến hành thanh toán, đây là điều cần lưu ý để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên khi thực hiện thanh toán theo phương pháp ghi sổ.
Quy trình thực hiện phương pháp ghi sổ bao gồm các bước sau:
- Nhà xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng hóa, dịch vụ và sau đó tiến hành gửi chứng từ đến nhà nhập khẩu để nhận hàng
- Sau đó nhà xuất khẩu sẽ tiến hành ghi nợ vào tài khoản và sau đó báo nợ trực tiếp đến cho nhà nhập khẩu biết
- Đến định kỳ thành toán có thể là tháng, quý hoặc nữa năm tùy thuộc vào thỏa thuận của cả hai bên thì nhà nhập khẩu phải tiến hành chuyển tiền thông qua ngân hàng để thành toán cho nhà xuất khẩu, việc thanh toán có thể thực hiện bằng tiền mặt hoặc séc. Lưu ý nhà nhập khẩu phải tuân thủ theo đúng định kỳ thanh toán đã ký kết giữa hai bên.
Khi sử dụng phương pháp ghi sổ này thì thông thường nhà nhập khẩu sẽ là bên có lợi nhiều hơn, bên cạnh đó khi sử dụng cách này thì nhà xuất khẩu thường sẽ áp dụng phương thức bán hàng trả chậm cho nhà nhập khẩu để qua đó cấp tín dụng cho bên nhập khẩu.
Tuy nhiên cách này chỉ sử dụng được khi:
- Hai bên xuất khẩu và nhập khẩu thường xuyên mua bán và trao đổi hàng hóa cho nhau, có được sự tin tưởng lẫn nhau. Ngoài ra thông thường khi chọn các thanh toán này thì số lượng hàng hóa sẽ không lớn.
- Thông thường thì cách này còn áp dụng trong trường hợp nhà xuất khẩu gởi hàng cho nhà nhập khẩu (đây có thể là đại lý của nhà xuất khẩu) bán tại thị trường nước ngoài.
2.2 Phương thức thanh toán nhờ thu – Collection
Một trong các phương pháp thanh toán quốc tế tiếp theo là phương thức thanh toán nhờ thu, đây là hình thức thanh toán mà sau khi nhà xuất khẩu gửi hàng của mình cho nhà nhập khẩu thì sẽ tiến hành gửi đồng thời chứng từ cho ngân hàng của mình để bên ngân hàng tiến hành thu tiền hộ thông qua ngân hàng của nhà nhập khẩu. Khi sử dụng phương pháp thanh toán này thì chúng ta có thể thấy được vai trò của ngân hàng được thể hiện một cách vô cùng rõ ràng trong phương pháp này
Các bên tham gia trong phương pháp thanh toán thu nhờ gồm có: người xuất khẩu hay còn gọi là người ủy thác thu, ngân hàng chuyển chứng từ, ngân hàng tiến hành thu hộ có thể đồng thời là ngân hàng tiến hành xuất trình chứng từ, cuối cùng là người nhập khẩu.
Nếu căn cứ vào chứng từ gởi thu nhờ thì phương thức này lại được chia thành hai loại bao gồm:
- Phương thức thu nhờ nhờ thu trơn, phương pháp này chỉ tiến hành thu nhờ chứng từ tài chính mà không thu nhờ chứng từ thương mại
- Phương thức thu nhờ nhờ thu chứng từ thì tiến hành thu cả hai loại chứng từ thương mại và chứng từ tài chính hoắc cả trường hợp chứng từ thương mại không đi kèm chứng từ tài chính
Quy trình thực hiện phương pháp thu nhờ đối với loại nhờ thu trơn bao gồm các bước sau:
- Người xuất khẩu sau khi gửi hàng hoặc dịch vụ sẽ tiến hành gửi chứng từ cho người nhập khẩu
- Sau đó bên xuất khẩu sẽ tiến hành ký phát hối phiếu và sau đó là viết yêu cầu nhờ thu đến cho ngân hàng của mình để nhờ thu tiền từ ngân hàng nhập khẩu
- Ngân hàng của bên xuất khẩu sau khi nhậ được hối viết và phiếu yêu cầu chỉ thị nhờ thu sẽ chuyển chúng cho bên ngân hàng của người nhập khẩu
- Tiếp theo ngân hàng thu hộ phải tiến hành xuất trình hối phiếu theo đúng như chỉ thị nhờ thu cho bên người trả tiền
- Khi nhận được yêu cầu của bên ngân hàng thu hộ thì người trả tiền phải tiến hành trả tiền hoặc trả tiền hối phiếu
- Sau khi nhận được tiền hoặc tiền hối phiếu từ người trả thì ngân hàng thu hộ phải tiến hành chuyển cho bên ngân hàng chuyển
- Cuối cùng là ngân hàng chuyển sẽ chuyển tiền hoặc hối phiếu cho bên nhà xuất khẩu
Thông thường thì cách này sẽ hầu như ích được sử dụng vì chúng không đảm bảo quyền lợi dành cho cả bên người xuất và người nhập khẩu bởi vì việc nhận hàng và thanh toán đều bị tách rời nhau trong quá trình giao dịch. Phương thức thanh toán này hiện nay chỉ được sử dụng khi tiến hành thanh toán phi hoắc nhờ thu séc giữa các ngân hàng với nhau
Quy trình thực hiện phương pháp thu nhờ đối với loại nhờ thu chứng từ bao gồm các bước sau:
- Đầu tiên nhà xuất khẩu phải tiến hành giao hàng hóa cho nhà nhập khẩu
- Cùng với việc giao hàng thì nhà nhập khẩu cũng tiến hành lập chứng từ thương mại đi kèm với đó là có hoặc không có hối phiếu đi kèm theo chỉ thị nhờ thu để gửi đến cho ngân hàng của bên xuất khẩu để nhờ họ tiến hành thu hộ số tiền của bên nhập khẩu
- Ngân hàng của bên xuất khẩu sau khi nhận được bộ chứng từ và chỉ thị nhờ thu hộ sẽ gởi chúng đến cho ngân hàng của bên nhập khẩu
- Ngân hàng của bên nhập khẩu sau khi nhận được bộ chứng từ và chỉ thị nhờ thu hộ sẽ gởi chúng đến cho bên nhập khẩu
- Khi ấy thì bên người nhập khẩu phải tiến hành trả tiền hoặc tiến hành trả theo hối phiếu để được thả chứng từ để đi nhận hàng
- Ngân hàng thu hộ của bên nhập khẩu sau khi nhận được tiền hoặc hối phiếu của bên nhập khẩu thì tiến hành chuyển trả cho bên ngân hàng của người xuất khẩu
- Cuối cùng là ngân hàng của bên xuất khẩu sau khi nhận được tiền hoặc hối phiếu sẽ chuyển trả cho bên xuất khẩu
Phương thức này được đánh giá cao là bảo vệ quyền lợi cho bên xuất khẩu, khi bên nhập khẩu muốn nhận hàng thì phải tiến hành thành toán tiền cho bên ngân hàng của nhà nhập khẩu để ngân hàng chuyển trac ho bên ngân hàng của nhà xuất khẩu thì mới nhận được chứng từ để nhận hàng. Tuy nhiên đi kèm với đó nó cũng tiềm ẩn một số rủi ro mà rủi ro lớn nhất là bên xuất khẩu sẽ phải mất một khoảng phí và thời gian để nhận được tiền vì qua quá nhiều bước trung gian.
2.3 Phương thức thanh toán thư tín dụng – Letter of credit (L/C)
Phương thức thanh toán tín dụng này được hiểu là do văn bản do ngân hàng của bên nhập khẩu phát hành để cam kết trả tiền cho bên xuất khẩu sau khi bên xuất khẩu cung cấp được một bộ chứng từ hợp lệ. Chính vì thế phương thức thanh toán thư tín dụng này có thể gọi là phương thức thanh toán thư tín dụng thương mại hay chứng từ. Một điểm khác nữa là phương thức thanh toán thư tín dụng được lập trên cơ sở các điều khoản được thỏa thuận bên trong hợp đồng nhưng nó lại hoàn toàn tồn tại độc lập với hợp đồng.
Hiện tại thì phương thức thanh toán thư tín dụng này được phân chia thành các loại hình sau đây:
- Phương thức thanh toán thư tín dụng có thể hủy bỏ
- Phương thức thanh toán thư tín dụng không thể hủy ngang
- Phương thức thanh toán thư tín dụng có thể tiến hành xác nhận
- Phương thức thanh toán thư tín dụng có thể chuyển nhượng
- Phương thức thanh toán thư tín dụng giáp lưng
- Phương thức thanh toán thư tín dụng tuần hoàn
- Phương thức thanh toán thư tín dụng dự phòng
- Phương thức thanh toán thư tín dụng đối ứng
- Phương thức thanh toán thư tín dụng có thêm điều khoản đỏ
Những nội dung chính cần có trong phương thức thanh toán thư tín dụng:
- Đầu tiên là số hiệu, địa điểm và ngày mở của phương thức thanh toán thư tín dụng
- Loại của phương thức thanh toán thư tín dụng
- Phải có tên và địa chỉ của tất cả các bên liên quan bao gồm: người yêu cầu mở phương thức thanh toán thư tín dụng, người được hưởng lợị, các ngân hàng có liên quan,…
- Số tiền và loại tiền
- Thời gian có hiệu lực, thời gian để nhận tiền và thời gian giao hàng
- Điều khoản giao hàng gồm có: điều kiện giao hàng và nơi tiến hành giao hàng
- Về hàng hóa thì cần có đầy đủ các nội dung sau: tên, số lượng hàng hóa, trọng lượng bao bì, đóng gói,…
- Cung cấp đầy đủ các chứng từ người hưởng lợi bắt buộc phải xuất trình bao gồm: hối phiếu, hóa đơn thương mại, vận đơn,…
- Cam kết cảu ngân hàng tiến hành mở phương thức thanh toán thư tín dụng
- Một số nội dung khác
Quy trình thực hiện phương thức thanh toán thư tín dụng:
- Bên xuất khẩu dựa vào hợp đồng để tiến hành mở phương thức thanh toán thư tín dụng tại ngân hàng của bên xuất khẩu để bên nhà xuất khẩu có thể thụ hưởng
- Dựa trên yêu cầu của bên hưởng thì ngân hàng của bên nhập khẩu sẽ tiến hành phát hành phương thức thanh toán thư tín dụng sau đó chuyển bảng chính phương thức thanh toán thư tín dụng cho bên xuất khẩu để bên xuất khẩu hưởng
- Sau đó thì ngân hàng đại diện cho bên người xuất khẩu sẽ tiến hành xác nhận phương thức thanh toán thư tín dụng và sau đó tiến hành gửi lại bản chính cho bên xuất khẩu
- Căn cứ vào nội dung của phương thức thanh toán thư tín dụng thì bên xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng cho bên người nhập khẩu
- Khi bắt đầu tiến hành giao hàng thì bên xuất khẩu bắt buộc phải hoàn thiện chứng từ và hối phiếu để gửi về cho ngân hàng của bên xuất khẩu và yêu cầu nhận tiền cho bộ chứng từ đó.
- Ngân hàng sẽ thông báo cho bên xuất khẩu rằng bộ chứng từ đã đạt yêu cầu và tiến hành làm thủ tục thanh toán
- Sau đó ngân hàng bên xuất khẩu sẽ tiến hành thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán đến cho ngân hàng của bên nhập khẩu
- Ngân hàng bên nhập khẩu sau khi nhận được bộ chứng từ từ bên ngân hàng của bên xuất khẩu sẽ tiến hành kiểm tra, nếu như thấy đạt hết yêu cầu trong phương thức thanh toán thư tín dụng thì tiến hành chuyển tiền cho bên ngân hàng xuất khẩu
- Ngân hàng nhập khẩu sẽ tiến hành thông báo với bên nhập khẩu để họ tiến hành trả tiền cho bên ngân hàng của nhà xuất khẩu, đồng thời cùng với đó là yêu cầu nhà nhập khẩu hoàn lại số tiền cho minh để nhận lại được bộ chứng từ nhập khẩu để có thể tiến hành nhập hàng.
2.4 Phương thức thanh toán chuyển tiền – Remittance
Đây là phương pháp thanh toán cuối cùng trong các phương pháp thanh toán quốc tế trong bài biết hôm nay. Phương thức thanh toán chuyển tiền là phương thức mà người người nhập khẩu yêu cầu đến ngân hàng của mình thông qua một ngân hàng đại lý ở nước ngoài để tiến hành chuyển một số tiền nhất định cho bên xuất khẩu
Phương thức thành toán chuyển tiền này sẽ có bao gồm 4 bên tham giao: người nhập khẩu hay còn gọi là người chuyển tiền, người xuất khẩu hay còn được gọi là người thụ hưởng, ngân hàng của người nhập khẩu hay còn gọi là ngân hàng chuyển tiền, ngân hàng của người xuất khẩu hay còn được gọi là ngân hàng đại lý
Quy trình thực hiện phương thức thanh toán chuyển tiền sẽ bao gồ các bước như sau:
- Đầu tiên thì người nhập khẩu sẽ tiến hành phiếu yêu cầu chuyển tiền gửi đến ngân hàng của mình để tiến hành đề nghị chuyển tiền cho nhà xuất khẩu
- Ngân hàng bên nhập khẩu sẽ tiến hành chuyển lệnh chuyển tiền cho đại lý của mình tại nước ngoài để tiền và tiến hành gửi giấy báo nợ đến cho ngân hàng của bên nhập khẩu
- Cùng với đó ngân hàng đại lý sẽ tiến hành gửi tiền đến cho người xuất khẩu kèm với đó là giấy báo nợ đến người xuất khẩu
- Sau khi nhận được tiền từ ngân hàng đại lý thì người xuất khẩu có nhiệm vụ là chuyển hàng cho bên người nhập khẩu theo đúng số lượng ký kết hợp đồng giữa hai bên
- Với phương thức thanh toán chuyển tiền này thì bên xuất khẩu sẽ là bên có lợi khi họ được nhận tiền trước khi xuất hàng
Trên đây chính là các phương pháp thanh toán quốc tế, mỗi phương thức sẽ mang lại lợi ích cho mọi bên, chính vì thế mà trong quá trình thương thảo hợp đồng thì bên xuất khẩu và nhập khẩu bắt buộc phải thống nhất phương thức thanh toán để tránh các tranh chấp có thể diễn ra sau này. Các phương pháp thanh toán quốc tế ra đời góp phàn đẩy mạnh quá trình trao đổi , buôn bán cũng như quá trình thương mại thế giới, đảm bảo quyền lợi cho cả bên xuất khẩu và bên nhập khẩu.