Mức phí bảo trì đường bộ mà xe tải, bán tải, 4 đến 7 chỗ phải đóng trong năm 2020

AutoFTại nước ta hiện nay thì mật độ các xe ô tô và xe tải ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu vận chuyển và đi lại. Với mật độ phương tiện di chuyển liên tục và đông thì buộc phải tiến hành bảo trì và cải tiến mặt đường liên tục nhằm đảm bảo an toàn cho người lưu thông. Chính vi vậy mà các phương tiện xe cơ giới như xe tải, bán tải, ô tô,…phải tiến hành đóng phí bảo trì đường bộ đây là loại phí được thu với mục đích là bảo trì lại hệ thống đường bộ nhằm đảm bảo an toàn giao thông cũng như từng bước cải tạo cơ sở hạ tầng giao thông tại nước ta. Nội dung bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về mức phí đường mà xe tải, bán tải và ô tô 4, 5, 7 chỗ phải đóng trong năm 2020.

Nộp phí bảo trì đường bộ là yêu cầu bắt buộc của các loại xe ô tô và xe tải
Nộp phí bảo trì đường bộ là yêu cầu bắt buộc của các loại xe ô tô và xe tải

1. Định nghĩa về phí bảo trì đường bộ

Đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ về một số định nghĩa sau đây.

Đường bộ: các phần cầu, đường, hầm chui hay toàn bộ các phần đường đã được trán nhựa được xây dựng nhằm phục vụ cho việc di chuyển của các phương tiện trong quá trình tham gia giao thông

Phí bảo trì đường bộ hay thường được gọi với một tên gọi khác là phí đường bộ là một loại phí bắt buộc mà người chủ các phương tiện vận tải đường bộ phải tiến hành nộp. Mục đích của việc thu phí đường bộ nhằm tạo ngân sách cho việc bảo trì, sữa chữa và nâng cấp các đoạn đường bị hư hỏng hoặc xuống cấp trong quá trình sử dụng.

Hiện nay phí bảo trì đường bộ được quy định trong thông tư số 113/2014/TT-BTC ban hành vào ngày 11/09/2014 bởi Bộ Tài Chính. Trong mức thu phí sẽ tùy thuộc vào từng loại phương tiện và được nộp vào chu kỳ đăng kiểm của xe hoặc theo thời gian từng năm hay từng tháng tùy vào chủ xe.

2. Phân loại thời gian nộp phí bảo trì đường bộ

Hiện nay theo quy định thì có 3 loại thời gian nộp phí bảo trì đường bộ là: nộp theo chu kỳ đăng kiểm của xe, nộp theo năm dương lịch và cuối cùng là nộp theo tháng. Mỗi loại được quy định như sau:

2.1 Nộp phí bảo trì đường bộ theo chu kỳ đăng kiểm

Trường hợp đối với các xe ô tô có chu kỳ đăng kiểm là 1 năm trở xuống thì chủ phương tiện sẽ tiến hành nộp phí đường bộ cho cả chu kỳ đăng kiểm của xe, sau khi đã nộp xong sẽ được cấp tem nộp phí sử dụng đường bộ tương đồng với thời gian đã nộp phí.

Trường hợp các xe ô tô có thời gian đăng kiểm lớn hơn 1 năm (bao gồm 18 tháng, 24 tháng, 30 tháng) thì chủ phương tiện có hai cách để lựa chọn là nộp phí sử dụng đường bộ theo năm tức 12 tháng hoặc nộp theo chu kỳ đăng kiểm của xe (18 tháng, 24 tháng và 30 tháng).

2.2 Nộp phí bảo trì đường bộ theo năm dương lịch

Cách nộp phí đường bộ này thì áp dụng cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nếu muốn nộp theo năm dương lịch thì tiến hành gửi văn bản thông báo đến cho đơn vị đăng kiểm và thực hiện nộp phí theo năm dương lịch đối với các phương tiện mà mình đã đăng ký.

Thời gian nộp là trước ngày 01/01 của năm mới thì chủ phương tiện phải đi đến cơ quan đăng kiểm để nộp phí. Sau khi đã nộp phí đường bộ thì chủ phương tiện sẽ được cấp tem đã nộp phí dành cho phương tiện tương ứng.

2.3 Nộp phí bảo trì đường bộ theo tháng

Cách nộp này thường được sử dụng cho các doanh nghiệp hoặc hợp tác xã vân tải có mức phí phải nộp lớn 30 triệu đồng/ tháng

Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã vận tải phải có văn bản gởi các đơn vị đăng kiểm, hàng tháng trước ngày 1 của tháng tiếp theo thì phải tiến hành nộp phí theo đúng quy định.

3. Những đối tượng phải nộp phí bảo trì đường bộ

Các đối tượng nộp phí bảo trì đường bộ được quy định tại khoản 2, điều 2 của Thông tư số 197/TT-BTC vào ngày 15/11/2012 được ban hành bởi Bộ Tài Chính, trong đó quy định đối tượng phải nộp phí bảo trì đường bộ bao gồm:

Các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sẽ bao gồm: xe ô tô, máy kéo, rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bằng ô tô và máy kéo.

Việc đóng phí bảo trì đường bộ không có sự phân biệt giữa cá nhân hay là tổ chức cũng đều chịu mức phí tương tự như nhau, theo quy định này thì chỉ tính mức phí dựa vào số chỗ ngồi của xe du lịch và tải trọng đối với xe tải.

4. Bảng phí bảo trì đường bộ dành cho xe tải, bán tải, ô tô 4, 5, 7 chỗ năm 2020

 

Loại phương tiện chịu phí

Mức phí thu (nghìn đồng)

1

 tháng

6

tháng

12

tháng

18 tháng

24 tháng

30 tháng

1

Xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân

130

780

1.560

2.280

3.000

3.660

2

Xe chở người dưới 10 chỗ (trừ xe đăng ký tên cá nhân); xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ dưới 4.000 kg; các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng (bao gồm cả xe đưa đón học sinh, sinh viên, công nhân được hưởng chính sách trợ giá như xe buýt); xe chở hàng và xe chở người 4 bánh có gắn động cơ

180

1.080

2.160

3.150

4.150

5.070

3

Xe chở người từ 10 chỗ đến dưới 25 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 4.000 kg đến dưới 8.500 kg

270

1.620

3.240

4.730

6.220

7.600

4

Xe chở người từ 25 chỗ đến dưới 40 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 8.500 kg đến dưới 13.000 kg

390

2.340

4.680

6.830

8.990

10.970

5

Xe chở người từ 40 chỗ trở lên; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 13.000 kg đến dưới 19.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo đến dưới 19.000 kg

590

3.540

7.080

10.340

13.590

16.600

6

Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg

720

4.320

8.640

12.610

16.590

20.260

7

Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 27.000 kg trở lên; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 27.000 kg đến dưới 40.000 kg

1.040

6.240

12.480

18.220

23.960

29.270

8

Xe ô tô đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 40.000 kg trở lên

1.430

8.580

17.160

25.050

32.950

40.240

 

Như vậy dựa vào bảng trên ta có thể trả lời cho các câu hỏi thường gặp như sau:

Mức phí đường bộ của xe bán tải, ô tô 4 chỗ, 5 chỗ, 7 chỗ là bao nhiêu?

Điều này đã được quy định rất rõ trong bảng trên và mức phí bảo trì đường bộ tương ứng như sau:

  • 1 tháng thì mức phí là: 130.000 VNĐ
  • 6 tháng thì mức phí là: 780.000 VNĐ
  • 12 tháng thì mức phí là: 1.560.000 VNĐ
  • 18 tháng thì mức phí là: 2.280.000 VNĐ
  • 24 tháng thì mức phí là: 3.000.000 VNĐ
  • 30 tháng thì mức phí là: 3.660.000 VNĐ

5. Nộp phí bảo trì đường bộ ở đâu?

Dưới đây là 3 nơi mà các chủ xe có thể đến để nộp phí bảo trì đường bộ mà các chủ xe có thể tham khảo và lựa chọn nơi thuận tiện cho việc nộp phí.

5.1 Trạm đăng kiểm xe cơ giới

Trạm đăng kiểm xe cơ giới thường là lựa chọn của rất nhiều chủ xe, họ có thể kết hợp quá trình đăng kiểm xe để đóng phí bảo trì đường bộ nhằm tiết kiệm thời gian và tránh việc quên thời gian nộp phí.

Nộp phí đường bộ kết hợp với đăng kiểm xe là cách được rất nhiều người lựa chọn
Nộp phí đường bộ kết hợp với đăng kiểm xe là cách được rất nhiều người lựa chọn

Bên cạnh đó trong quá trình đăng kiểm xe nếu như chủ xe còn thiếu phí bảo trì đường bộ thì cơ quan đăng kiểm sẽ tiến hành truy thu

5.2 Trạm thu phí bảo trì đường bộ trên các quốc lộ

Trong quá trình lưu thông trên các quốc lộ, sẽ có các trạm thu phí bảo trì đường bộ được đặt tại đây, chính vì thế đây cũng có thể là một lựa chọn dành cho các chủ xe hoặc tài xế, nó vừa thuận đường lại vừa tiết kiệm được thời gian.

5.3 Trụ sở ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

Đây cũng là một lựa chọn khá thuận tiện khi mà chủ xe có thể đến ngay ủy ban nhân dân xã, phường hoặc thị trấn đang cư trú để tiến hành nộp phí bảo trì đường bộ

Trên đây chính là 3 địa điểm mà chủ xe có thể tiến hành nộp phí bảo trì đường bộ, tùy thuộc vị trí và công việc của chủ xe mà có thể lựa chọn địa điểm phù hợp nhất để nộp phí nhằm tiết kiệm được thời gian và không phải chờ đợi.

6. Hình thức xử phạt đối với không nộp phí đường bộ hoặc nộp không đúng thời hạn

Hiện tại thì chưa có quy định về mức phạt của việc không nộp phí bảo trì đường bộ hoặc nộp chậm, thế nhưng chủ xe sẽ bị tiến hành truy thu trong lần nộp tiếp theo. Ngoài ra khi đi đăng kiểm xe nếu như vẫn chưa nộp phí bảo trì đường bộ hoặc nộp trễ thì chủ xe cũng sẽ bị tiến hành truy thu.

Trong một số trường hợp có người mua xe nhưng không sử dụng thì vẫn phải tiến hành nộp phí bảo trì đường bộ như bình thường, chỉ cần xe của bạn đã đăng ký lưu hành thì chỉ cần tới thời hạn là phải đóng phí bảo trì đường bộ không phân biệt là trong thời gian đó xe có sử dụng hay không.

Tuy nhiên trong trường hợp chưa nộp phí bảo trì đường bộ thì cảnh sát giao thông không có quyền tiến hành xử phạt bởi vì trong Nghị định 171/2013 NĐ-CP không có mục quy định về điều này. Chính vì thế mà các bác tài và chủ xe cần nắm rõ.

Trên đây chính là mức phí bảo trì đường bộ mà các dòng xe tải, xe bán tải, xe ô tô 4, 5, 7 chỗ bắt buộc phải nộp theo như quy định của cơ quan quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu sữa chữa và cải tạo hệ thống giao thông đường bộ tại nước ta.

Kiến thức tổng hợp

Xem thêm Kiến thức tổng hợp

Slot Gacor Hari Ini CIOBET88 slot gacor CIOBET88 abcbet88 slot gacor hari ini Info Rtp Live Slot Ciobet88 Live Score Bola Ciobet88 https://sunshinehairdesigns.com/